Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 06:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

6 ngành hàng áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon khi xuất khẩu vào EU

19:06 | 15/01/2024

(Xây dựng) - Liên minh châu Âu (EU) là khu vực thương mại đầu tiên trên thế giới thực hiện cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, đến hết năm 2025, EU mới chỉ áp dụng CBAM đối với 6 ngành hàng gồm: Xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao.

6 ngành hàng áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon khi xuất khẩu vào EU
Ông Nguyễn Võ Trường An – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA).

Hiện nay, các nhà nhập khẩu 6 ngành hàng này của EU sẽ phải báo cáo về khối lượng nhập khẩu và lượng phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, nhưng không phải trả bất kỳ khoản phí nào ở giai đoạn này. Các nhà nhập khẩu được yêu cầu thu thập dữ liệu của quý IV/2023 và nộp báo cáo đầu tiên trước ngày 31/1/2024.

CBAM được áp dụng nhằm kích thích phong trào toàn cầu hướng tới sản xuất xanh hơn và ngăn chặn tình trạng các nhà sản xuất ở châu Âu chuyển hoạt động sản xuất đến các nước có tiêu chuẩn môi trường thấp hơn. Bắt đầu từ năm 2026, các nhà nhập khẩu sẽ bị tính thuế carbon, tức phải phải mua các chứng chỉ phát thải carbon (hay còn gọi là chứng chỉ CBAM), tương ứng với lượng phát thải carbon với phát thải carbon vượt quá tiêu chuẩn của EU.

Báo cáo Kết quả đánh giá tác động của CBAM cho thấy, các doanh nghiệp sẽ đối mặt với không ít trở ngại trong quá trình chuyển đổi sản xuất để giảm thiểu phát thải, đáp ứng các yêu cầu về thuế carbon tại EU. Các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với khó khăn do mức độ phức tạp về kỹ thuật liên quan đến xác định mức thuế carbon.

Theo đề xuất của EU, cách tính phát thải dựa trên phát thải thực tế, theo đó doanh nghiệp phải tự đo đếm được mức phát thải, nếu không xác định được mức phát thải đầy đủ hoặc trong trường hợp phát thải gián tiếp, giá trị mặc định sẽ được sử dụng để xác định phát thải của hàng hóa. Đến nay, đã có 27 quốc gia thành viên EU hiện nay đang thực hiện thí điểm CBAM, sau đó sẽ có hiệu lực chính thức từ năm 2026. Hoạt động trao đổi thương mại với EU ngày càng gia tăng, về lâu dài, CBAM sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam sang EU.

Xuất khẩu xanh đang là đòi hỏi bắt buộc nếu các quốc gia muốn bán hàng vào thị trường châu Âu. Để giảm thiểu tác động của thuế carbon, giữ lợi thế cạnh tranh trong việc xuất khẩu sang EU hay tới đây là nhiều thị trường khác, các ngành sản xuất phải có phương án đầu tư chuyển đổi sản xuất, đổi mới công nghệ, tăng tận dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giảm tiêu thụ năng lượng, giảm tối đa nguồn thải ra môi trường... Chậm trễ chuyển đổi, đồng nghĩa với việc giảm cơ hội xuất khẩu.

Việt Nam đã tham gia và ký kết các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính. Trong đó, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam đến năm 2030 là 27% so với kịch bản phát triển thông thường. Kiểm kê khí thải nhà kính (KNK) là hoạt động quan trọng để xác định lượng phát thải khí nhà kính của các nguồn phát thải, từ đó có cơ sở để đề ra các giải pháp giảm phát thải. Theo Quyết định 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp có tên trong danh sách bắt buộc thực hiện kiểm kê khí nhà kính bao gồm 1.912 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính. Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần và gửi về UBND cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT). Hiện đã có các văn bản pháp lý của Chính phủ quy định cụ thể tại Quyết định 01/2022/QĐ-TTg: Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê KNK; Quyết định 2626/QĐ-BTNMT: Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính; Thông tư 17/2022-BTNMT: Quy định kỹ thuật đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải.

6 ngành hàng áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon khi xuất khẩu vào EU
Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp” tại Bộ Xây dựng.

Phát biểu tại Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp”, ông Nguyễn Võ Trường An - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN (CCTPA) cho biết: Việc áp dụng các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính thường tốn kém hơn so với các giải pháp truyền thống. Điều này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện. Một số giải pháp giảm phát thải khí nhà kính đòi hỏi phải áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam (như công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon). CCTPA rất hy vọng và đây là tâm tư lớn nhất của chúng tôi trong khuôn khổ giảm phát thải khí nhà kính đó chính là ngoài sử dụng năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời...), nâng cao hiệu quả sự dụng năng lượng, công nghệ xanh thì chắc chắn tỷ lệ còn lại của KNK để trung hòa theo lộ trình 2050 Net-Zero là rất thách thức. CCTPA hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu và phát triển công nghệ lưu trữ carbon tại Việt Nam, và đang theo đuổi lớn dần với những cơ hội đem lại từ công nghệ rất tiên tiến này; thu hồi và lưu trữ carbon (CCS).

6 ngành hàng áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon khi xuất khẩu vào EU
Xi măng - một trong những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí thải carbon cao.

Việc giảm phát thải khí nhà kính trong xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc giảm phát thải này cũng gặp phải những ràng buộc nhất định, bao gồm yếu tố từ nhu cầu tiên quyết phát triển nền kinh tế - xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố công nghệ. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Điều này dẫn đến nhu cầu gia tăng về xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị. Nếu không đáp ứng được nhu cầu này, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hà Trần

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để xuất nhập khẩu hàng hóa xứng tầm?

    (Xây dựng) – Tại Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Công Thương tổ chức tại thành phố Cần Thơ, Cục Xuất nhập khẩu thông tin cho biết kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2024 của cả vùng đạt 7,59 tỷ USD, tăng 15,96% so với cùng kỳ 2023, chiếm 3,57% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Cán cân thương mại của vùng 7 tháng đầu năm 2024 đạt thặng dư 8,11 tỷ USD, tương đương với 3,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên theo nhận định Bộ Công Thương xuất nhập khẩu hàng hóa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa xứng tầm.

  • Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh trên 2.000 tỷ đồng được đầu tư tại Bình Định

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh, ông Đặng Vĩnh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định vừa ký giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh cho nhà đầu tư Future Enterprises PE. LTD với tổng vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 80,740 triệu USD.

  • Quy định về chuyển giao hạng mục cấp điện

    (Xây dựng) - Thẩm quyền tiếp nhận hạng mục cấp điện các dự án của Công ty thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền địa phương nơi thực hiện dự án.

  • Thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 5/9/2024 thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, chỉ đạo, phối hợp hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và các luật có liên quan (Tổ công tác).

  • Hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP

    (Xây dựng) – Bộ tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn kế toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP.

  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

Xem thêm
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Dẫn đầu cả nước về xuất siêu, 8 tháng đầu năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt 15,5 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11,3 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 8 tháng Đồng Nai xuất siêu 4,2 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu và xuất siêu.

    10:57 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư diễn ra vào cuối tháng 9/2024

    (Xây dựng) – Đơn vị tư vấn đã đề xuất chương trình Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai theo chủ đề “kết nối - hội nhập - cất cánh”.

    09:17 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load